Hiện nay trong ngành kỹ thuật in ấn có rất nhiều loại giấy để phục vụ những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Chính vì thế trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới bạn một trong những loại giấy phổ biến hiện nay là giấy Couche, để bạn có thể biết giấy couche là gì, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của giấy.
Giấy Couche là gì?

Giấy Couche hay còn được gọi là giấy Couches hay giấy C là loại giấy màu trắng, bề mặt bóng, láng mịn và phẳng do được tráng phủ một lớp cao lanh hoặc một vài chất liệu khác tương tự. Giấy Couche có khả năng bám mực rất tốt, đem đến chất lượng tốt và độ tương phản cao cho các hình ảnh được in ấn trên. Do giá thành rẻ, chất lượng in ấn và giữ màu tốt cho nên giấy Couche được ứng dụng rất nhiều trong in ấn .
Những sản phẩm thường có thể sử dụng giấy Couche để in ấn là name card, tờ rơi, tờ gấp,… hoặc một số loại hộp giấy dùng giấy Couche bồi một lớp bên ngoài.
Phân loại giấy Couche
Hiện nay trong kỹ thuật in ấn có 2 loại giấy Couche phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất là giấy Couche gloss và giấy Couche matt.
- Giấy Couche Gloss
Giấy couche gloss với đặc tính là bề mặt rất láng mịn và có độ bóng cao độ bắt sáng tốt. Chất liệu giấy này rất phù hợp khi sử dụng kỹ thuật in offset, tạo ra những bản in màu sắc bắt mắt. Ngoài ra, giấy couche gross cũng có thể được in bằng mực pigment UV để tạo hiệu ứng họa tiết chìm có kết cấu rất độc đáo.
Cần lưu ý là giấy Couche gloss không ứng dụng để làm các sản phẩm cần viết thêm thông tin bởi rất khó để viết lên bề mặt giấy bằng bút bi.
- Giấy Couche Matt
Giấy couche matt thì ngược lại với đặc tính của giấy gloss, bề mặt giấy mờ, mịn, lì, không bóng. Giấy lì sẽ không mang lại cảm giác chói và mỏi mắt, nên phù hợp với những ấn phẩm có lượng thông tin lớn, nhiều chữ như sách báo, tạp chí để dễ đọc hơn. Thêm vào đó, xu hướng sử dụng giấy lì ngày càng phổ biến, vì vậy bất kỳ ấn phẩm thông thường nào cũng có thể sử dụng giấy couche matt bởi vì Giấy couche matt có thể dễ dàng sử dụng bút bi để viết lên giấy cũng như có thể sử dụng tất cả các loại mực khác nhau để in.
Dù vậy thì giấy couche matt cũng có những nhược điểm là mực in ở trên bề mặt loại giấy này lâu khô hơn các loại giấy thông thường khác. Thêm nữa, giá để nhập giấy cũng cao, khổ giấy và định lượng đều giới hạn nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
Giấy couche c100, c200, c300 nghĩa là gì?

Chữ C là viết tắt của từ couche, những con số 100, 200, 300 phía sau là định lượng của giấy, ví dụ: c200 nghĩa là giấy couche có định lượng là 300GSM,định lượng càng nhỏ thì giấy càng mỏng).
Ưu nhược điểm của giấy Couche là gì?
Một sản phẩm dù tốt đến đâu đi chăng nữa thì cũng có những ưu nhược điểm, cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của giấy couche dưới đây.
Ưu điểm
- Bề mặt sáng bóng, láng mịn nên rất thích hợp với những ấn phẩm có sử dụng màu sắc. Và giấy Couche cũng bắt mực rất tốt, bền màu.
- Giấy Couche có độ trắng cao nên khi in offset mực thấm vào giấy cũng không ảnh hưởng đến màu sắc sản phẩm thành phẩm. Một số giấy có độ vàng cao nên khi in offset thường xảy ra trường hợp sai màu.
- Giấy Couche rất dễ gia công như cán, xén, bế, ép kim hoặc ép nhũ để tạo sự nổi bật cho sản phẩm.
Nhược điểm
- Giá của giấy ở mức trung bình, không phải quá rẻ nhưng cũng không phải là dòng cao cấp hẳn, nên không tạo được ấn tượng độc đáo, sang trọng như sử dụng giấy mỹ thuật.
Ứng dụng của giấy Couche trong đời sống

Hiện nay Giấy Couche được ứng dụng rất rộng rãi. Nhờ những ưu điểm vượt trội về chất lượng bản in cũng như độ tương thích đa dạng nên chúng được ưa chuộng sử dụng để in màu các loại như danh thiếp, bìa sách, menu, in tạp chí, catalogue, tờ rơi, tờ gấp,…
Xét theo chủng loại thì giấy Couche Matt được sử dụng phổ biến hơn giấy Couche Gloss. Các ứng dụng giấy Couche gồm có: Các loại danh thiếp in màu, menu, bìa sách, catalogue, nhãn mác sản phẩm, nhãn hộp, các loại túi giấy, tạp chí, bìa tạp chí, poster, banner quảng cáo, vé mời sự kiện, vé xem phim, tem nhãn sản phẩm, tài liệu…
Đối với giấy couche kích thước khổ A4, có thể in được 1 mặt hoặc 2 mặt, cũng như in với các định lượng giấy couche và mục đích sử dụng của khách hàng.
- Giấy couche tráng phủ 1 mặt: in các nhãn mác sản phẩm, nhãn hộp, các loại túi giấy, in bao bì đựng thực phẩm…
- Giấy couche tráng phủ 2 mặt: in tờ rơi, tờ gấp, ruột tạp chí, bìa sách, bìa tạp chí, menu, catalogue, poster, áp phích quảng cáo,…
Kết luận
Bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ với bạn những điều bạn nên biết về “giấy couche là gì“, hy vọng rằng với những thông tin trên đủ để bạn có những hiểu biết nhất định về loại giấy couche này.