Phân biệt các loại giấy in trên thị trường.
Hiện nay, trong ngành thiết kế quảng cáo và in ấn việc phân loại giấy là điều vô cùng cần thiết. Mỗi loại giấy nó sẽ có những đặc điểm khác nhau, cũng như áp dụng chúng để tạo nên sản phẩm nào thì hợp lý. Do đó, nếu bạn còn chưa rõ về các loại giấy in trên thị trường, vậy hãy theo dõi bài viết sau cùng Soc để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Giấy Ford
Ford là một loại giấy in phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, thấy rõ nhất đó chính là giấy A4 thường hay được dùng trong các quán photo, trong các văn phòng hành chính hoặc công sở. Giấy Ford có bề mặt nhám nên bám mực khá là tốt, nó thuưường có định lượng ở mức 70-80-90g/m2 và được chia làm 2 loại như sau:
- Giấy Ford trắng: Loại giấy này sẽ có độ trắng cao trên 68% và hầu như nó được áp dụng khá nhiều trong việc in giấy tiêu đề, in bao thư, photo tài liệu, in sách có màu,…
- Giấy Ford vàng: Loại giấy này có độ trắng thấp dưới 60% nên chúng ta sẽ thấy nó hơi ngả vàng. Chúng thường được áp dụng trong việc in sách văn học, tiểu thuyết, sách giáo khoa,…Chi phí đối với loại giấy này thường rẻ hơn so với những loại giấy khác vì được sản xuất trong nước.
2. Giấy Couche
Đây là một loại giấy có có độ dày và cứng khá cao, tuy nhiên lại có bề mặt láng, mịn, trắng sáng. Do đó, khi in ra nó sẽ cho hiệu ứng vô cùng đẹp mắt và khiến sản phẩm trở nên sang trọng hơn. Thường nó sẽ đượ sử dụng công nghệ in offset hiện đại nhất hiện nay, để dễ dàng ứng dụng chúng trong việc quảng bá.
Với loại giấy này thì chúng thường được áp dụng trong việc in ấn tạp chí, in brochure, in catalogue, in poster, in tờ rơi,…Định lượng của giấy ở mức 90 đến 300g/m2. Chưa kể với ưu điểm bề mặt nhẵn không gây lóa cho người nhìn, nó còn có thể in ấn hình mẫu, chân dung, hình ảnh lên để tạo hiệu ứng cho ấn phẩm.
3. Giấy Bristol
Loại giấy này có định lượng thường thấy ở mức 230 đên 350g/m2. Chính vì độ dày như vậy nên chúng được áp dụng rộng rãi trong việc in ấn bao bì đựng các sản phẩm gia dụng, mỹ phẩm, dược phẩm, quần áo. Chưa kể với bề mặt mịn, bóng và độ bám mực tốt, sử dụng công nghệ in offset nó có thể in card, tờ rơi, thiệp cưới, poster,…
4. Giấy Duplex
Loại giấy này gần giống với Bristol vì có hai mặt với một măt trắng mịn, lắng, mặt kia có độ sẫm như giấy bồi. Do đó, mà giấy thường đường áp dụng để in ấn cho các sản phẩm có kích thước lớn. Bởi vậy mà giấy Duplex có định lượng khá dày trên 300g/2 với độ cứng và chắc chắn phù hợp cho việc an ấn bao bì sản phẩm.
5. Giấy Decal
Nó sẽ có một mặt dùng để in, mặt kia phủ keo sẽ không ăn mực. Cho nên sau khi in ấn cần gia công thêm cán máng bóng để giúp tăng tone màu và bảo vệ lớp mực bên ngoài. Hiện nay có một số loại decal phổ biến như sau:
- Decal giấy: Có bề mặt chuyên để in sẽ được làm bằng giấy.
- Decal nhựa: Bề mặt dùng để in làm bằng nhựa (nhựa trong hoặc trắng sữa)
- Decal bể: Mặt chuyên để in được làm bằng giấy đặc biệt, rất dễ bị hỏng hay xước (vỡ) khi đã dán vào sản phẩm sẽ không thể tháo ra được nguyên vẹn. Ví dụ điển hình như là các loại tem bảo hành,…
- Decal 7 màu: Đây là loại Decal có bề mặt khá bóng, phản chiếu ánh sáng từ nhiều góc độ. Khi ta nhìn vào sẽ thấy nhiều màu sắc phản chiếu trông rất bắt mắt và tạo hiệu ứng đẹp.
- Decal mỹ thuật: Đây là dòng Decal được làm từ giấy mỹ thuật mang tính thẩm mỹ khá cao.
Với Một vài loại giấy trên mà SOC đã giới thiệu tới bạn đọc, hy vọng bạn đã hiểu rõ thêm về các loại giấy in trên thị trường. Cũng như bạn có thể chọn lựa một loại giấy phù hợp với sản phẩm cũng như mục đích cho việc in ấn, quảng bá cho doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, có thể liên hệ với SOC qua hotline: 028-38-620-589 để được tư vấn thêm cũng như sử dụng các dịch vụ quảng bá tại đây.