Để sản xuất ra một ấn phẩm như Brochure, Catalogue, tờ gấp, tờ rơi, namecard… người ta phải thực hiện rất nhiều công đoạn.
Sản phẩm của quy trình in ấn
Quy trình in ấn là gì?
In ấn là một quá trình tái tạo lại các văn bản và hình ảnh trên các chất liệu khác nhau từ giấy, nhựa…với phương pháp in ấn các sản phẩm khác nhau, phần mềm thiết kế khác nhau, công nghệ in khác nhau.
Do đó công ty in ấn phụ thuộc vào máy in mà họ sử dụng từ đó quy trình in ấn cũng khác nhau. Trên thị trường hiện có 4 lĩnh vực in ấn cơ bản:
In ấn dịch vụ: Đây là loại hình gia công sản xuất nhiều mặt hàng từ các ấn phẩm văn phòng đến các tài liệu quảng cáo với số lượng vừa và nhỏ. Một số dịch vụ in tập trung vào thị trường cụ thể như in nhanh, in ấn giá rẻ sản xuất trên các dòng máy chuyên dụng.
In ấn phẩm: Phổ biến như Brochure, Catalogue, Profile… cho các công ty và doanh nghiệp sử dụng các dòng máy in Offset sản xuất với số lượng lớn.
In bao bì tem nhãn như: vỏ hộp, thùng carton, túi giấy và các loại tem nhãn … phù hợp với các công ty sản xuất hàng hóa, thường sử dụng máy in Flexo.
In quảng cáo với nhiều chất liệu khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như pano, banner, standy… Tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Mỗi một lĩnh vực in ấn đều có những quy trình khác nhau. Trong đó hầu hết đều qua 5 bước cơ bản:
Bước 1: thiết kế
Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình in ấn giúp sản phẩm đẹp, màu sắc sinh động, hài hòa phụ thuộc nhiều ở khâu quan trọng này.
Ví dụ như in Poster quảng cáo thì cần đưa vào thông tin sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, nhà cung cấp và đặc biệt là điểm nhấn của Poster… hài hòa cả về nội dung lẫn hình thức, màu sắc theo thực tế của sản phẩm sao cho đạt độ thẩm mỹ cao nhất.
Thiết kế poster chương trình ca nhạc
Bước 2: Sử dụng hệ số màu
Hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản có thể hòa sắc để tạo nên tất cả các màu sắc khác trong đó C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Những màu cần thiết được kết hợp từ 3 trong 4 màu nói trên hay cả 4 màu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả màu sắc khác nhau.
Bước 3: Phơi bản kẽm trong công nghệ in offset
Đem phơi từng tấm một lên bản kẽm hay là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm.
Bước 4: Tiến hành in
Người ta sẽ tiến hành in từng màu, in màu gì trước, màu gì sau tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Trong quy trình in ấn, nhân viên in ấn sẽ phải chạy thử các bản nháp nhằm đảm bảo màu in ổn định và phải trừ hao giấy để đảm bảo chất lượng.
Máy in offset 6 màu
Bước 5: Gia công sau in
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện bản in, có rất nhiều loại gia công như ép nhũ, ép kim, dập nổi, cán gân…trong đó cán bóng và cán mờ là phổ biến nhất. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên, cán màng mờ là cán lớp màng mỏng lên bề mặt sau khi in sẽ giúp cho việc in được mịn màng và giúp hình ảnh trở nên bắt mắt hơn.
SOC Design And Printing luôn nỗ lực hướng tới chất lượng in ấn chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh và phục vụ chu đáo. Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn về sản phẩm bạn đang có nhu cầu!
SOC Design And Printing
Địa chỉ: 163/14/39 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 38 620 589 & 0933 933 589
Trang web: www.socprinting.net
Email: soc.ingiare@gmail.com.