Rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề thiết kế như: “phần mềm photoshop bị treo”, “lightroom xử lý quá lâu” “mở file cực kì chậm”. Điều đó là vì bạn chưa có sự tư vấn cấu hình máy tính thiết kế đồ họa hoặc thông tin tư vấn cấu hình máy tính thiết kế đồ họa chưa thực sự chính xác và hữu ích. Hãy tham khảo những điều sau đây:
Tư vấn cấu hình máy tính thiết kế đồ họa chuẩn nhất!
Rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề thiết kế như: “phần mềm photoshop bị treo”, “lightroom xử lý quá lâu” “mở file cực kì chậm”. Tất cả các câu hỏi này đều liên quan trực tiếp đến vấn đề máy tính của bạn đang sử dụng. Hiểu được thực tế này chúng tôi sẽ giúp tham khảo một số thông số quan trọng của PC hay Laptop mà bạn cần quan tâm khi mua một máy tính cho thiết kế kế đồ họa.
Thông số cấu hình máy tính đồ họa:
Dưới đây là một số thông số tóm tắt, và sẽ đi chi tiết từng thông số:
CPU – có bộ xử lý tối thiểu là Intel Core i5 hoặc i7 nếu chủ yếu sử dụng các phần mềm Adobe
Bo mạch chủ – có bo mạch chủ hỗ trợ 32GB RAM hoặc càng cao càng tốt
GPU – bạn cần một GPU / Card đồ họa mạnh mẽ,
Ram – dung lượng từ 16GB-32GB
Ổ đĩa – có ổ SSD cho Ứng dụng và hệ điều hành, có ổ cứng khác dung lượng từ 1TB-2TB để lưu trữ dữ liệu.
Power Supply – nên chọn nguồn công suất 600w trở lên
Màn hình – cố gắng chọn những loại màn hình có độ chính xác màu sắc cao.
CPU và Bo mạch chủ: Cần chọn những dòng CPU mạnh mẽ ổn định và nhanh nhất, xung nhịp càng cao thì càng tốt, không nhất thiết phải đa luồng, nên sử dụng tối thiểu là bộ xử lý intel i5-8400 Coffee Lake hoặc i7-8700k hoặc nếu bạn là fan đội đỏ AMD thì có thể ngó qua Ryzen 5 2600X, Ryzen 7 2700X, nếu có chi phí thì nên sử dụng Xeon để mang đến hiệu năng tốt nhất để làm việc thiết kế đồ họa. Nên chọn bo mạch chủ có khả năng dễ dàng nâng cấp RAM, card đồ họa.

Bộ nhớ ram: Bộ nhớ RAM được coi là phù hợp với đại đa số người dùng là 16-32GB. Tuy nhiên với các phần mềm Photoshop và After Effects có thể sử dụng 32GB trở lên tùy thuộc vào cách bạn đang sử dụng chúng. Đối với máy tính để bàn có thể chọn các loại có thông số bus từ 2400MHz, 2666MHz, 3000MHz, 3200MHz; với laptop cho thiết kế đồ họa thì cũng tương tự nên ưu tiên các loại bus RAM từ 2400Mhz trở lên khi chọn mua laptop.
Ổ cứng: Theo thử nghiệm với đọc/ghi tuần tự, SSD nhanh hơn gấp 2 lần so với HDD. Còn với đọc/ghi ngẫu nhiên, tốc độ còn “khủng” hơn: nhanh hơn gấp 400 lần.
Card đồ họa: Nên chọn những lại card đồ họa có độ tương thích và hỗ trợ tốt hơn từ các nhà cung cấp phần mềm thiết kế đồ họa. Nếu bạn đang cần tìm máy tính để sử dụng các phần mềm 3Dsmax, Vray, Sketchup, Lumion cho nhu cầu đồ họa 3d hoặc render, làm phim thì càng chú trọng vào card đồ họa chuyên nghiệp như Nvidia Quadro vì những tác vụ có độ phức tạp lớn đòi hỏi tài nguyên lớn để xử lý nhanh chóng hơn. Nếu kinh phí không nhiều bạn vẫn có thể chọn các loại card màn hình GTX 1050 Ti 4GB để đầu tư cho bộ máy tính thiết kế đồ họa mạnh và chuyên nghiệp.

Màn hình
Nên chọn những màn hình có kích thước lớn vừa đủ cho công việc thiết kế đồ họa, độ phân giải Full HD trở lên để có độ phân giải cao và màu sắc chuẩn hơn. Đối với những người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế và in ấn thì độ chính xác màu sắc là mối quan tâm lớn. Một số thương hiệu màn hình chúng ta có thể nghĩ đến đầu tiên đó là Dell, Asus, BenQ và HP.
Hy vọng với những tư vấn trên từ SOCPRINTING sẽ giúp bạn có thêm thông tin và lựa chọn về tư vấn cấu hình máy tính thiết kế đồ họa.
Công Ty TNHH Quảng Cáo SOC
MST: 0312512814 Địa chỉ: 243/9/5 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, TPHCM SĐT: 028-38-620-589 Email: soc.ingiare@gmail.com/ ingiarevnn@gmail.com |